1. Dùng răng mở đồ vật
Nhiều người sử dụng răng để mở nắp chai hoặc vỏ kẹo để thuận tiện nhưng không lường trước được những nguy cơ gây hại cho răng miệng. Khi bạn dùng lực cắn nhiều ngoài việc ăn nhai thì sẽ tăng áp lực cho răng từ đó dễ dẫn đến hiện tượng nứt vỡ răng.
2. Nghiến răng
Nghiến răng có thể xảy ra trong lúc có nhận thức hoặc vô thức (nghiến răng khi ngủ). Đây là một cách để con người giải tỏa những căng thẳng thần kinh, stress. Hậu quả của nghiến răng là răng hai hàm bị mòn dần, răng trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng với nóng lạnh.
Người mắc tật nghiến răng cũng không tự nhận biết mình có tật này mà chỉ những người ngủ xung quanh nghe được tiếng ken két do hai hàm cắn chặt vào nhau.
3. Thường xuyên ăn vặt hoặc đồ ngọt
Nếu bạn có sở thích ăn vặt hay đồ ngọt thì cần đặc biệt chú ý đến chế độ vệ sinh răng miệng. Nếu mảng bám đồ ăn còn bám lại ở kẽ răng, chân răng thì rất dễ hình thành vi khuẩn và gây ra các bệnh lý răng miệng.
4. Ăn uống nóng lạnh liền nhau
Đây có thể là thói quen xấu gây ảnh hưởng đến răng miệng mà bạn không ngờ tới. Khi ăn đồ lạnh rồi sau đó ăn ngay đồ nóng hoặc ngược lại đều gây hại cho răng. Đặc biệt là răng sữa ở trẻ em hoặc răng nhạy cảm thì càng khó chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này.
5.Cắn môi, mút môi
Ở những người hay căng thẳng thì thói quen cắn môi, mút môi rất thường mắc phải, chúng gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành và phát triển của răng và khớp cắn. Nếu không can thiệp sớm thì thói quen này cũng sẽ tác động xấu đến khớp cắn, thường xảy ra hiện tượng cắn hở, răng cửa hàm trên chìa ra ngoài,…
6. Ngậm khi ăn
Tình trạng ngậm khi ăn ở trẻ nhỏ là thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ. Việc ngậm thức ăn trong khoang miệng quá lâu sẽ khiến chúng bị chuyển hóa thành đường và làm tăng nguy cơ sâu răng, sún răng ở trẻ.
Hi vọng bài viết này Nha Khoa Thẩm Mỹ 470 sẽ giúp bạn hiểu thêm về răng miệng của mình và gia đình. Nếu có bất kì ý kiến thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cùng chuyên gia nhé.